Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng

Trường Trung Cấp Ý Việt

Vững nghề - Vinh nghiệp

Danh mục chính
Hỗ trợ trực tuyến
25/03/2023

7 Nguyên nhân đi đâu cũng gặp khiến học sinh ra trường dễ thất nghiệp

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2019, hơn 3% sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và 2,8% cử nhân đại học thất nghiệp, trong khi trung cấp chỉ 1,1 và người chưa từng đi học 1,5%. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường thất nghiệp tăng cao như hiện nay.

1. Tỉ lệ cạnh tranh việc làm ngày càng cao 

Cách mạng công nghệ 4.0 cũng khiến nhân công của một số ngành nghề được thay thế bởi các thiết bị tự động hóa, đồng thời xuất hiện những ngành nghề mới chưa từng có... Điều đó đòi hỏi NLĐ phải thường xuyên cập nhật kiến thức để có kỹ năng thích ứng với sự thay đổi.

Đặc biệt hơn khi Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng nhưng chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế với tỷ lệ lao động đã được đào tạo có bằng, chứng chỉ thấp, chỉ đạt 23,1%. 

Nhu cầu về nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp (DN) hiện nay đang phát triển theo hướng thu hút nhân lực có trình độ cao, nhân lực qua đào tạo chiếm đến 83%. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỉ trọng lớn và đó là thách thức của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

2. Ít hoặc không có kinh nghiệm làm việc

Một vấn đề lớn là hệ thống giáo dục đào tạo còn xa rời thực tiễn yêu cầu của thị trường lao động. Rất ít ứng viên được nhà tuyển dụng lựa chọn vì họ tích lũy được kinh nghiệm.

Chương trình giảng dạy đại học, cao đẳng không khuyến khích kinh nghiệm thực tế và điều này đã tạo ra những sinh viên tốt nghiệp không biết gì về quy trình công việc. Mặc dù ít tổ chức thực hiện chương trình thực tập bắt buộc cho sinh viên của họ. Các công ty hiện đang tìm kiếm các kỹ năng chuyên môn trong công việc.

Ít hoặc không có kinh nghiệm làm việc là một yếu tố khác trong 10 nguyên nhân hàng đầu khiến sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp.

3.Sinh viên chọn nhầm nghề, học sai ngành

Một trong những sai lầm mà thí sinh hay mắc phải là tình trạng các em chọn ngành nghề học theo thu nhập, thị hiếu và trào lưu. Dễ thấy nhất là thí sinh chọn nghề không đúng năng lực, tính cách của bản thân, chưa hiểu đúng ngành học hoặc chọn ngành học theo số đông, chọn theo sự áp đặt của gia đình, chọn theo rủ rê của bạn bè….

Hệ lụy của việc chọn sai nghề là tốn nhiều thời gian công sức, tiền bạc, mất niềm tin vào chính mình, khó có thể phát triển được bản thân sau khi tốt nghiệp đại học ra trường. Trong khi đó, những nhà tuyển dụng cần người có thể làm được việc, thế nên khả năng những ứng viên như vậy có nguy cơ bị loại và dễ bị đào thải kể cả sau khi đã được tuyển dụng.

4.Việc hướng nghiệp xa rời thực tiễn bối cảnh nghề nghiệp

Giáo dục hướng nghiệp là bước đi đầu tiên để học sinh hình dung cơ hội các việc làm sau này, các đặc trưng của những  nghề phù hợp và chỉ ra cho các em những gì phải chuẩn bị để sau này có thể gắn bó với nghề đó. Chính vì tầm quan trọng của các công tác giáo dục hướng nghiệp nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho 3 năm THPT và đưa vào giảng dạy ngay từ lớp 10 kể từ năm 2006.

Tuy nhiên trên thực tế ở các trường phổ thông cho thấy giáo viên giảng dạy giáo dục hướng nghiệp chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên dạy chưa đủ số tiết cần thiết, chứ hầu như không có mấy giáo viên được đào tạo bài bản về hướng nghiệp hay tư vấn nghề nghiệp.

Đó cũng chính là lý do mà chẳng mấy ai đầu tư tâm huyết cho bộ môn mới mẻ này, nhất là khi giáo viên kiêm nhiệm mất khá nhiều thời gian cho chuyên môn và các công việc hồ sơ, sổ sách. Thế nên mới có kết quả đáng buồn là có một tỷ lệ rất lớn học sinh THPT không được giáo dục hướng  nghiệp.

5.Thiếu kết nối giữa đơn vị đào tạo và doanh nghiệp

Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là xu hướng và cầu nối quan trọng trong việc đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo học sinh, sinh viên, đồng thời là cách thức để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đầu vào của đơn vị sử dụng lao động, doanh nghiệp. Tuy nhiên việc làm này chưa đồng bộ, thiếu liên kết giữa đơn vị đào tạo và doanh nghiệp. 

Trường hoặc khoa đào tạo cần có bộ phận độc lập, làm chức năng nhiệm vụ kết nối với các doanh nghiệp, duy trì mối quan hệ với các doanh nghiệp, kết nối việc làm cho sinh viên. Nhà trường cần chủ động tiếp cận với doanh nghiệp ở mọi thời điểm, cho sinh viên tích cực tham gia các hoạt động do doanh nghiệp tổ chức. 

Tăng cường giao lưu giữa các câu lạc bộ trong trường với các doanh nghiệp, tham gia các liên hoan sự kiện của ngành để gắn kết sinh viên với doanh nghiệp. Thường xuyên lắng nghe phản hồi từ phía doanh nghiệp để cập nhật chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, đảm bảo tăng cường thời lượng thực hành, thực tập

6. Bỏ cuộc quá dễ dàng, dễ chán nản

75% sinh viên khi gặp khó khăn thường bỏ qua và tìm đến công việc khác, trong khi chỉ 25% còn lại chịu suy nghĩ để tìm hướng tháo gỡ.

Do thiếu kỹ năng nên nhiều sinh viên dễ bỏ cuộc ngay từ những khó khăn đầu tiên. 

Không chỉ có những tâm lý trên, nhiều bạn còn vô tư nghĩ rằng mình sẽ nhảy việc nếu công ty hiện tại quá áp lực, không thỏa mãn bản thân, mức lương không tương xứng hay một lý do nào đó, chỉ là sinh viên mới ra trường và làm việc trong vài tháng. 


Đối với nhiều người, việc nhảy việc rất đơn giản, và lý do cũng hết sức nhẹ nhàng “Thích là nhảy”.

Hãy tin rằng mọi nỗ lực đều sẽ có đền đáp, những nỗi khổ mà bạn trải qua trong việc học là nhân, sau này sẽ dẫn bạn đến một con đường rộng lớn hơn, đó là quả.

7. Thiếu kỹ năng 

Theo chia sẻ từ các nhà tuyển dụng, mặc dù sinh viên có bằng cấp được xếp loại cao nhưng khi ra thực tiễn thực hành, họ quá yếu kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm là những kỹ năng thích ứng với cuộc sống. Chúng ta chưa nói đến kỹ năng chuyên môn. Nhưng nếu đi làm, tiếp xúc với môi trường mà kỹ năng mềm quá yếu hoặc không có. Đây sẽ là gánh nặng dành cho tổ chức và doanh nghiệp. 

Sinh viên ra trường thất nghiệp do học quá nhiều nên kinh nghiệm cũng như trải nghiệm thực tế của nhiều bạn hầu như không có. Do đó, các bạn không được cọ sát và rèn luyện kỹ năng mềm của mình nhiều. 

Hoặc có lẽ nhiều bạn thật sự nghĩ rằng kỹ năng mềm không cần thiết. Khi đi làm, tính chuyên môn và kiến thức trong công việc nhiều là đủ. 

Xem thêm: >> Học trung cấp nghề gì dễ xin việc ra trường đi làm liền ? 

Tổng hợp 

Bài viết cùng danh mục