Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng

Trường Trung Cấp Ý Việt

Vững nghề - Vinh nghiệp

Danh mục chính
Hỗ trợ trực tuyến
27/12/2023

Chứng chỉ nghề sơ cấp là gì ? Khi học học viên sẽ có những quyền lợi gì

Bạn chưa học hết THCS, đang cần việc làm trong thời gian ngắn, không có chuyên môn, không có bằng cấp thì sơ cấp nghề chính là lựa chọn phù hợp ngay lúc này dành cho bạn. Vậy sơ cấp nghề có chất lượng không? Chứng chỉ nghề sơ cấp là gì ? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lợi ích của các học viên khi học sơ cấp nghề

Học sơ cấp nghề là học về những kiến thức cơ bản nhất trong một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó, tạo điều kiện cho học viên có đủ kiến thức lý thuyết căn bản và chú trọng về kỹ năng thực hành, sau khi tốt nghiệp sẽ có khả năng tìm được những việc làm không đòi hỏi chuyên môn quá cao, hoặc nếu muốn học viên có thể học liên thông lên Trung cấp, Cao đẳng, Đại học ngành nghề mình muốn tùy theo khả năng.

Nâng cao tay nghề cho các học viên

Việc nâng cao tay nghề chính là một trong những thế mạnh được các học viên quan tâm nhất. Bởi đây cũng chính là chương trình đào tạo sơ cấp nghề chú trọng vào kỹ năng thực hành giúp cho học viên nắm được thành thạo những kỹ năng thực tế khi làm. Và thay vào đó là lấy tiêu chí này để đánh giá thì các cử nhân đại học còn thua xa họ vì đa phần là am hiểu lý thuyết là chủ yếu mà chưa hề nắm được các kỹ năng thực hành.

Tiết kiệm thời gian đảm bảo chất lượng

Khác với những hệ đào tạo phải dành nhiều thời gian để theo học như Đại học hay Cao đẳng, thời gian học có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm thì hệ sơ cấp nghề sẽ được rút ngắn thời gian hơn rất nhiều. Khóa đào tạo sơ cấp nghề học full thời gian hoặc bán thời gian giúp học viên chủ động linh hoạt làm công việc cơ quan.

Trong suy nghĩ của nhiều người, thời gian học ngắn sẽ không đảm bảo , tuy nhiên trên thực tế khối lượng kiến thức trong chương trình đào tạo đã được nghiên cứu kỹ lưỡng đảm bảo chất lượng cho các học viên. Với hệ đào tạo sơ cấp nghề thì ngay cả những người đang đi làm cũng có thể tham gia để nâng cao trình độ tay nghề của bản thân.

Phát huy được tính tự giác và sáng tạo

Cùng với việc được thực hành thực tế ngay trên các thiết bị máy móc được sử dụng tại các doanh nghiệp. Thì các bạn có thể thỏa sức mình tìm tòi cũng như khám phá ra những nguyên lý hoạt động và có thể nghiên cứu ra những điều mới mẻ qua việc vận dụng và đúc rút ra nguyên lý.

Cơ hội việc làm rộng mở sau khi tốt nghiệp

Trên thực tế các nhà tuyển dụng có xu hướng tuyển những học viên có kinh nghiệm và tay nghề để có thể làm việc luôn cho doanh nghiệp của mình. Cùng với việc được tiếp xúc và thực hành trên các thiết bị máy móc thì những học viên hệ sơ cấp nghề sẽ có cơ hội xin việc làm cao hơn các bằng cử nhân.

Khi học viên được tiếp xúc với trang thiết bị, dụng cụ thực tế sẽ giúp bạn nắm chắc được quy trình làm việc vì thế mà khi nhận vào làm thì các bạn sẽ tiếp thu công việc nhanh chóng hơn nhiều so với những học viên chỉ được .

Chứng chỉ sơ cấp nghề là gì?

Chứng chỉ sơ cấp nghề chính một trong những bậc đào tạo thấp nhất trong các hệ đào tạo phổ biến hiện nay. Học sơ cấp nghề cung cấp cho học viên những kiến thức căn bản nhất về một lĩnh vực ngành nghề nào đó và được truyền đạt cho học viên những kiến thức lý thuyết căn bản nhất. Quan trọng hơn hết là thực hành lĩnh vực ngành nghề đó để có thể phục vụ cho công việc sau này của bạn.

Học viên sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo sơ cấp nghề sẽ được cấp chứng chỉ thời gian vĩnh viễn, thời gian đào tạo ngắn hạn khoảng thời gian 3 đến 6 tháng tùy theo ngành học là có thể vào làm được việc.

Những đối tượng phù hợp tham gia các lớp tuyển sinh sơ cấp nghề

+ Các bạn học sinh, sinh viên không có nguyện vọng theo đuổi tiếp tục con đường học vấn mà muốn có việc làm nhanh để chăm lo cho cuộc sống bản thân, gia đình.

+ Các bạn muốn vừa đi học vừa đi làm để có thêm kỹ năng trong chính chuyên môn mình học.

+ Các bạn có ham mê với các ngành nghề, mơ ước làm việc nhưng không muốn chuyên sâu về lý thuyết.

+ Các bạn không có đủ thời gian do bận rộn hay vấn đề sức khỏe.

+ Các bạn không có đủ chi phí, nhà có điều kiện khó khăn không đủ trang trải cho 4 5 năm theo Đại học, Cao đẳng.

+ Các bạn có lịch trình làm việc dày đặc, muốn có thời khóa biểu linh hoạt.

+ Các bạn không đủ điều kiện xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng.

+ Các bạn đã tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học… nếu chưa có việc làm

+ Các bạn chọn nhầm ngành nghề mà mình đã chọn có nhu cầu thay đổi nghề hợp với mình

Chứng chỉ sơ cấp nghề tương đương bậc mấy?

Chứng chỉ sơ cấp nghề là bậc mấy là câu hỏi của rất nhiều người. Trong khung trình độ quốc gia Việt Nam, cấu trúc gồm 8 bậc trình độ: Bậc 1- Sơ cấp I; Bậc 2 - Sơ cấp II; Bậc 3 - Sơ cấp III, Bậc 4 - Trung cấp; Bậc 5 - Cao đẳng; Bậc 6 - Đại học; Bậc 7 - Thạc sĩ; Bậc 8 - Tiến sĩ. Đối với sơ cấp nghề bao gồm 3 bậc:

Bậc 1: xác nhận trình độ đào tạo của người học có kiến thức phổ thông, cơ bản. Kỹ năng thao tác cơ bản để thực hiện một hoặc một vài công việc đơn giản có tính lặp lại của một nghề xác định trong môi trường làm việc không thay đổi, với sự giám sát của người hướng dẫn. Ở bậc này yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 5 tín chỉ. Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 1 được cấp chứng chỉ sơ cấp I.

Bậc 2: yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 15 tín chỉ. Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 2 được cấp chứng chỉ sơ cấp II.

Bậc 3: yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 25 tín chỉ. Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 3 được cấp chứng chỉ sơ cấp III.

Xem thêm : >> Bằng nghề cấp 3 có quan trọng không?

Tổng hợp

Bài viết cùng danh mục