- Hotline : 0988.780.166
- Cơ sở 1:
02363.741.666 - 02363.727.927 - Cơ sở 2:
02363.551.951 - Cơ sở 3:
02363.758.777 - Cơ sở 4:
02363.575.777 - Cơ sở 5 :
02363.777.877
7 Vấn đề cần biết khi tìm hiểu về nghề đầu bếp
Dù bạn là ai nếu xác định theo đuổi con đường trở thành đầu bếp chuyên nghiệp thì bạn không thể đốt cháy giai đoạn bằng cách bỏ qua các bước kiến thức nền cơ bản. Hãy xác định tư tưởng và tìm hiểu nghề đầu bếp ngay từ đầu để có một hướng đi đúng đắn cho sự nghiệp.

Sau quá trình học kiến thức, bạn có thể xin học việc đầu bếp từ vị trí phụ bếp tại các nhà hàng, khách sạn để rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm và đi lên các vị trí cao hơn hoặc bạn có thể tự đứng ra mở một cửa hàng tự kinh doanh với những kiến thức nghề bếp mà mình đã được học.
Nghề đầu bếp là gì?
Nghề Đầu Bếp là những người có kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ nấu nướng nhằm tạo ra các món ăn ở trong một không gian như nhà hàng, khách sạn, bếp ăn của các công ty,…Người đầu bếp còn làm một số công việc khác như giám sát trong nhà bếp hoặc lên menu. chuyên mục dành riêng cho những ai đang và sắp theo đuổi sự nghiệp đầu bếp. Chuyên mục sẽ cung cấp cho bạn tất cả những kiến thức liên quan đến nghề bếp và đầu bếp như: Đầu bếp cần có những kỹ năng gì? Cần bổ sung gì để thăng tiến nhanh? Giới thiệu các đầu bếp nổi tiếng cùng những món ăn signature hoặc xu hướng nấu ăn của họ, những bài học bổ ích từ Bếp trưởng, tâm sự nghề đầu bếp…
Nghề đầu bếp làm những công việc gì?
Đầu bếp chính là người chịu trách nhiệm chính trong việc chế biến thức ăn sao cho ngon miệng nhất, đẹp mắt nhất để phục vụ cho khách hàng.
Tuỳ thuộc vào quy mô và cơ cấu tổ chức nhân sự của các nhà hàng và quán ăn mà vị trí đầu bếp sẽ được chỉ định cụ thể như đầu bếp bánh, đầu bếp chuyên món Á, đầu bếp chuyên món Âu, đầu bếp chuyên món nướng,…Mỗi vị trí đầu bếp khác nhau sẽ chịu trách nhiệm về những mảng ẩm thực khác nhau để cho ra đời những món ăn đẹp mắt, ngon miệng phù hợp với đối tượng khách hàng mà nhà hàng hướng tới.
Thông thường, nhiệm vụ chính của đầu bếp như sau:
+Kiểm tra và chuẩn bị nguyên vật liệu và xử lý các thực phẩm còn tồn.
+Quản lý và điều hành công việc tại khu vực bếp đảm nhiệm
+Thực hiện các công việc cuối ngày như bảo quản thực phẩm tồn, phối hợp với các nhân viên vệ sinh để lau dọn bếp,…
Những tiêu chuẩn nghề bếp
Nghề đầu bếp được mô tả tổng quát thông qua các tiêu chuẩn:
Chuẩn bị kỹ càng tất cả nguyên vật liệu, đồ dùng cần thiết trong nhà bếp. Vệ sinh toàn bộ đồ dùng, dụng cụ nấu nướng trước và sau khi chế biến để đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Luôn luôn giữ gìn thật tốt vệ sinh cá nhân và vệ sinh khu vực bếp.
Biết cách lựa chọn các loại thực phẩm, nguyên vật liệu đầu vào sạch sẽ, có xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng để đảm bảo các món ăn được làm ra luôn tươi mới.
Nắm vững các phương pháp chế biến như chiên, rán, nướng, hầm, quay… Đồng thời có khả năng sáng tạo để đưa ra các món ăn mới hấp dẫn, thu hút thực khách.
Có con mắt thẩm mỹ tốt, biết cách trình bày các món ăn đẹp mắt, thu hút.
Kiến thức, kinh nghiệm về thực phẩm, biết cách nhận diện và bảo quản các loại thực phẩm đó.
Kỹ năng quản lý, kết hợp, làm việc nhóm với các bộ phận khác trong khu bếp để đảm bảo phục vụ món ăn đúng thời gian, đúng quy định.
Triển vọng của nghề bếp và các vị trí thăng tiến trong công việc
1.Phụ bếp
Phụ bếp sẽ làm các công việc như chuẩn bị trước và sơ chế nguyên liệu mỗi ngày. Mức lương từ 5 - 7 triệu
2. Đầu bếp
Khi có kinh nghiệm từ 1-2 cho việc phụ bếp bạn có thể chính thức đảm nhận công việc đầu bếp. Công việc chính là chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cho quá trình sơ chế thức ăn, trực tiếp chế biến món ăn kết hợp trình bày dưới sự hướng dẫn của bếp trưởng. Mức lương từ 10 - 12 triệu.
3. Tổ phó/ ca phó bếp
Nhiệm vụ của bạn lúc này là tiến hành chế biến món ăn được phân chia dựa theo menu. Mức lương khoảng 12 - 14 triệu
4. Tổ trưởng/ ca trưởng
Tổ trưởng/ ca trưởng thường phụ trách các công việc khác nhau như làm nước sốt, chế biến món ăn về cá, các món nướng,… Mức lương khoảng 15 triệu
5. Bếp phó
Bếp phó là người phụ trách thay mặt bếp trưởng quản lý khu bếp. Ngoài ra, bếp phó còn là người theo dõi tồn kho nhà bếp, tổ chức và sắp xếp nhân viên. Mức lương khoảng 18 - 20 triệu
6. Bếp trưởng
Đây là vị trí quan trọng nhất trong một nhà hàng, khách sạn. Bếp trưởng có nhiệm vụ phụ trách quản lý toàn bộ khu bếp và thiết kế menu cho nhà hàng. Lương khoảng 25 triệu (Đối với một số nhà hàng cao cấp hoặc dựa vào kinh nghiệm của đầu bếp, mức lương có thể tăng thêm)
7. Bếp phó điều hành
Bếp phó điều hành đóng vai trò là người lên kế hoạch đào tạo cho từng bộ phận, lên thực đơn, đưa ra các tiêu chuẩn cho món ăn. Vị trí này
8. Bếp trưởng điều hành
Đây sẽ là người quản lý tất cả các bếp thuộc nhà hàng. Công việc của bếp trưởng điều hành là quản lý và đào tạo nhân sự, quản lý kế hoạch tài chính,…
9. Giám đốc khối dịch vụ ẩm thực
Đây là chức vụ đảm bảo mục đích tài chính của tất cả ẩm thực ở nhà hàng, điều phối và vận hành, thúc đẩy doanh thu cho nhà hàng.
Xem thêm : >> Học đầu bếp mất bao lâu thì ra nghề ổn định
Tổng hợp