Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng

Trường Trung Cấp Ý Việt

Vững nghề - Vinh nghiệp

Danh mục chính
Hỗ trợ trực tuyến
25/07/2023

Nghề buồng phòng khách sạn là làm công việc gì? Có tương lai không?

Khi lựa chọn bất cứ một nghề nào để theo đuổi, bạn đều quan tâm công việc đó cụ thể là làm gì? Đối với nghề buồng phòng khách sạn yêu cầu những kỹ năng gì và có tương lai không, có đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng cũng như nhu cầu của thị trường không? Có xin được việc không?

Nhân viên buồng phòng là gì?

Nhân viên buồng phòng theo thuật ngữ của ngành chính là Housekeeping. Để giúp cho không gian khách sạn, phòng ốc luôn được tiện nghi, sạch sẽ và thông thoáng rất cần đến công việc của các nhân viên buồng phòng.

Có thể hiểu đơn giản, nhân viên buồng phòng khách sạn là những người luôn làm việc thầm lặng, giúp cho khách hàng cảm thấy khách sạn như ngôi nhà thứ hai của mình.

Mỗi một khách sạn đều có một tiêu chuẩn riêng và nhiệm vụ của nhân viên buồng phòng khi làm việc là phải tuân thủ theo để đạt được hiệu quả công việc cao nhất.

Công việc của nhân viên buồng phòng khách sạn là làm gì?

Công việc của một nhân viên buồng phòng khách sạn là làm vệ sinh phòng khách sạn, chuẩn bị, sắp xếp các thiết bị, dụng cụ trong phòng nghỉ gọn gàng, ngăn nắp.

+ Thực hiện xử lý vệ sinh theo đúng quy định cho từng loại phòng khách sạn theo tiêu chuẩn.

+ Nắm rõ các thông tin về những dịch vụ khách sạn đang cung cấp để hỗ trợ giải đáp cho khách hàng khi cần thiết.

+ Kiểm tra kỹ phòng khách sạn khi khách check out thông tin cụ thể kiểm tra minibar, kiểm tra tình trạng thiết bị.

+ Cung cấp các thông tin cần thiết cho nhân viên lễ tân để hỗ trợ khách check out.

+ Xử lý các tình huống phát sinh xảy ra trong quá trình làm việc như khách hàng bị ốm, khách bị thất lạc đồ, hỏa hoạn, trộm cắp, v.v.

+ Chịu trách nhiệm nhận đồ của khách khi có yêu cầu, ghi chú thông tin đầy đủ vào phiếu giặt là. Nếu có yêu cầu đặc biệt từ khách cần lưu chú thông tin đầy đủ cho bộ phận giặt là.

+ Nhận lại đồ giặt là và trả cho khách.

+ Chuyển liên thu tiền cho bộ phận quản lý/giám sát ca để tổng hợp cho lễ tân tính phí cho khách khi thực hiện thủ tục check out.

+ Tham gia các cuộc họp định kỳ/đột xuất theo yêu cầu của bộ phận.

+ Đóng góp ý kiến để cải thiện hiệu quả công việc một cách tốt nhất.

+ Tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ theo yêu cầu của khách sạn.

+ Thực hiện các công việc khác được cấp trên yêu cầu.

Làm buồng phòng khách sạn có tương lai không?

Sự phát triển của du lịch Việt Nam trong những năm gần đây khiến cho lượng khách nội địa và khách quốc tế đến Việt Nam tăng vọt. Từ đó mở ra hàng ngàn cơ hội việc làm ngành dịch vụ nói chung và ngành Nhà hàng - Khách sạn nói riêng. Và một trong những vị trí công việc cũng thu hút được rất nhiều lao động hiện nay là nhân viên buồng phòng.

Trong những năm trở lại đây nhu cầu nguồn nhân lực khách sạn tăng lên nhanh chóng mở ra vô vàn cơ hội làm việc cho người lao động.

Theo thống kê, mức lương trung bình của nhân viên bộ phận buồng phòng khách sạn giao động từ 4-7 triệu VNĐ/ tháng. Mức lương này tùy thuộc vào quy mô khách sạn, tính chất, khối lượng công việc…Ngoài mức lương cơ bản, nhân viên buồng phòng khách sạn cũng được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm, các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng ngày lễ tết, tiền tip của khách…

Cơ hội thăng tiến cũng như lộ trình thăng tiến rõ ràng cho nhân viên theo ngành buồng phòng. Nếu trong quá trình làm việc, bạn luôn chăm chỉ, hoàn thành xuất sắc công việc được giao thì sẽ có cơ hội thăng tiến từ nhân viên lên vị trí giám sát buồng phòng, trưởng bộ phận buồng phòng…

Lộ trình thăng tiến của ngành nghiệp vụ buồng phòng: Nhân viên buồng phòng-Giám sát tầng-Giám sát buồng phòng-Trưởng bộ phận buồng phòng-Phó tổng giám đốc- Tổng giám đốc .

Với lộ trình thăng tiến rõ ràng cùng với những kỹ năng kinh nghiệm tích lũy được mỗi nhân viên buồng phòng sẽ được đề bạt và xét duyệt lên vị trí cao hơn, có cơ hội được tiếp xúc học hỏi, trau dồi kinh nghiệm quý báu trong nghề và được hưởng đãi ngộ tốt hơn.

Muốn thăng tiến lên những vị trí cao hơn trước hết bạn phải là nhân viên nhiệt huyết, năng động, làm “được việc”, tức là: luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dọn phòng được giao (dọn phòng nhanh, đảm bảo vệ sinh, rút ngắn thời gian dọn phòng), thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm trong công việc, cẩn thận và tỉ mỉ trong mọi việc (từ kiểm tra minibar, làm giường, lau chùi ly tách đến làm vệ sinh phòng vệ sinh khách sạn),…

Cấp trên sẽ luôn đánh giá cao những nhân viên thực sự nỗ lực trong công việc, có trách nhiệm với công việc đang làm và cố gắng từng ngày để hoàn thiện bản thân.

Không chỉ dừng lại ở việc hàng ngày thực hiện lặp đi lặp lại công việc dọn phòng đơn điệu, nhàm chán, nhân viên buồng phòng còn phải trang bị các kỹ năng xử lý một số tình huống phát sinh trong công việc như: khách phàn nàn về chất lượng dịch vụ của bộ phận, khách treo biển "Không làm phiền" trong thời gian làm phòng, khách yêu cầu những dịch vụ ngoài khả năng cung cấp của khách sạn,…

Để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nghề, bạn có thể nỗ lực học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, quản lý; tham gia các hội nhóm, diễn đàn về nghề để trao đổi kinh nghiệm và kiến thức mới; tham gia đào tạo nghiệp vụ khi được tạo điều kiện;… Ngoài ra, nếu muốn thăng tiến lên các vị trí quản lý, nhất là Trưởng bộ phận Buồng phòng, bạn phải là người có kỹ năng quản lý nhân sự, sắp xếp và phân công, công việc hợp lý cho từng nhân viên, chịu trách nhiệm sau cùng về tình trạng phòng phục vụ khách, nắm vững quy trình làm phòng chuẩn theo tiêu chuẩn khách sạn để đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ Buồng phòng cho nhân viên khi cần,...

Xem thêm : >> 2023 Ngành nghiệp vụ lưu trú khát nhân lực

Tổng hợp

Bài viết cùng danh mục